Ứng dụng thiết kế trong quản trị thương hiệu, tiếp thị và truyền thông. Phần 1
Thiết kế, thương hiệu, tiếp thị là bộ ba cốt lõi trong hoạt động và quản trị của một nhãn hàng hay công ty. Điều này đã dần trở thành những tiêu điểm không thể thiếu trong tiếp thị thương mại hiện đại & truyền thống. Nhưng làm sao để một ấn phẩm có thể chiến thắng trong tâm trí người tiêu dùng hay khơi gợi nhu cầu mua hàng. Hãy đọc bài viết sau đây.
VĂN HOÁ ĐỌC CỦA NGƯỜI VIỆT (khách hàng)
Đọc cái gì? What
Chắc hẳn phải thừa nhận một điều người Việt rất lười trong việc mần mò với những con chữ, họ thích xem videos hay hình ảnh hơn so với việc trở thành một con mọt sách. Vậy thực sự họ có đọc không? Dĩ nhiên có, họ sẽ đọc khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin nào đó mà họ đang có vấn đề để giải quyết.
Đọc ở đâu? Where
Vì họ không có thói quen đọc sách nên họ sẽ thường mần mò trên những trang tiện ích của google. Nếu nói trong marketing có chiến lược du kích thì văn hoá đọc của ngừoi Việt cũng là đọc du kích.
Ví dụ:
Người ta sẽ không dành một buổi sáng cafe và đọc sách. Nhưng sẽ gõ google và đọc từng chữ một cho làm sao để tăng cường hoạt động tình dục? Hướng dẫn thiết kế đẹp. Ứng dụng của thiết kế trong đời sống và truyền thông như thế nào?....
Đọc như thế nào? How
Rõ ràng đầu tiên người đọc sẽ dùng mắt để ngó nghiên rồi, vậy thì điều gì sẽ đập vào mắt của họ và gây ấn tượng cho những giây tiếp cận đầu tiên. Không gì khác là màu sắc tiếp đến là bố cục và cuối cùng là nội dung nhấn trong một sản phẩm truyền thông.
Người ta có xu hướng đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Điều này không phải ai cũng biết, vì đôi khi nó quá quen thuộc nên bạn sẽ thường lãng quên nó trong vùng não bộ của bạn. Đó cũng là lý do giải thích vì sao Logo của thương hiệu trên website đa phần nằm bên góc trái, phía trên màn hình.
Một tờ rơi (leaflet) mà chỉ có chữ và chữ từ đầu đến cuối sẽ làm cho người đọc trở nên rồi mắt. Điều này không sai, bạn cứ suy từ bản thân mình ra là sẽ thấy ngay vấn đề này? Có khi nào bạn đọc một văn bảng xuyên suốt và quên mất đoạn đó là đoạn nào không? Dĩ nhiên có chứ đúng không nào? Nhưng nếu một Standee mà chỉ một màu từ trên xuống dưới thì liệu có gây ấn tượng với bạn không? Chắc chắn sẽ có nhưng nó sẽ không thể giúp bạn định hình đâu là focus của chương trình. Nếu trong một mảng màu xanh, xuất hiện một dòng chữ màu đỏ discount 20%, rõ ràng bạn sẽ nhìn ngay vào điểm này đúng không. Vậy thì màu sắc đã kết hợp với bố cục để tạo ra một điểm nhấn cho những POSM đó.
BÍ QUYẾT NHẬN DIỆN VÀ THIẾT KẾ ĐẸP CHO ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG
Chính vì vậy trong hoạt động quản lý thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và thiết kế bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định để ấn phẩm truyền thông của mình tạo nên điểm nhấn để tiếp cận và tạo hiệu quả trong việc kích thích mua sản phẩm từ người mua sắm.
Khoảng cách giữa chữ & dòng
Đầu tiên, là khoảng cách giữa chữ và dòng cần rõ ràng và rành mạch. Điều này hiển nhiên thôi vì các bạn cũng rất hay sử dụng trong các hoạt động công việc thường ngày mà không hề để ý thôi.
Ví dụ 1:
Nguyễn Tuấn là một người làm việc có tài, có tâm và đẹp trai.
Từ một chàng trai nghèo, lớn lên bằng gánh súp cua của mẹ, vượt qua những năm tháng nhọc nhằn khi mất cha ở thời điểm đang thi tốt nghiệp lớp 12. Tưởng chừng như một khoảng đen bao trùm, một tương lai mù mịt nhưng cậu trai xứ quảng đã vượt qua những hố đen của cuộc đời để gày dựng cho mình một tương lai như hiện tại, trưởng phòng tiếp thị sản phẩm.
Không dừng lại trong công việc, Nguyễn Tuấn còn mong muốn truyền tải lại những kiến thức đã học hỏi, kinh nghiệm đã tích luỹ cho thế hệ đi sau, đặc biệt là những em sinh viên có hoàng cảnh khó khăn. Anh ấy đã nhận lời thực giảng cho những khoá học trong cộng đồng yêu thích marketing và hỗ trợ sinh viên định hướng nghề nghiệp.
Trong văn bản trên bạn có thể thấy câu tiêu để của tôi đã được tạo ra một khoảng trống trước khi xuống đoạn văn bên dưới. Nó giúp ngừoi đọc định hình được nội dung họ sẽ đọc bên dưới là gì. Đồng thời đoạn văn kế tiếp cũng là một khoảng trắng, điều lại lại một lần nữa giúp cho ngừoi đọc định hình được họ vừa đọc xong một ý và chuẩn bị sang một ý tiếp. Và nó cũng định hình cho họ nếu lỡ giữa chừng không đọc tiếp được. Đây cũng là một bí quyết để bạn biết cách làm sao để viết bài viết chuẩn SEO nhé.
Ví dụ 2:
Phân vùng thông tin văn bản.
Khi các thông tin được xen lẫn vào nhau sẽ gây nên rồi loạn trong phân định thông tin của khách hàng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng não cá vàng cho người đọc. Vì sao? Vì độc giả sẽ không thể nhớ những thông tin cá biệt khác nhau ở mỗi chỗ rời rạt.
Ví dụ:
Trong một banner sự kiện, bạn hãy phân bổ thời gian, địa điểm tại một khu vực. Thông tin liên hệ như điện thoại , website, fanpage cùng một khu vực với thời gian địa điểm hoặc không gian riêng. Nội dung chương trình có điều gì xảy ra tại một phân khu…
Theo lề theo lối trong một hoạt động thiết kế
Ngày xưa đi học bạn có bao giờ bị thầy cô giáo khẻ tay vì viết lên núi, xuống biển không? Đừng tự lừa mình nữa, chắc chắn sẽ có. Đơn giản vì không ai không trả qua giai đoạn tập viết cả mà tập viết thì dĩ nhiên sẽ không tự canh gióng tốt hàng lối rồi.
Hãy để cho một văn bản trở nên văn minh khi các câu chữ ngay hàng thẳng lối. Đừng bừa bãi và lề mề như các anh nam giới hay chị vợ có con nhỏ. Trong một văn bảng chỉ cần chệt một hàng, hai hàng đã làm cho người đọc cảm thấy khó chịu cực kỳ rồi.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Trong hai ấn phẩm bạn sẽ chọn ấn phẩm nào nếu bạn là một nhà quản trị thương hiệu, tiếp thị hay thiết kế. Câu trả lời là câu hỏi mở, tôi sẽ không có đáp án cho câu hỏi này. Bạn sẽ tự nhận định về từng thiết kế một nhé.
Còn tiếp, đón đọc ở đây nhé